Liên kết nhanh
Hỗ trợ trực tuyến
Counselors
+8801770123799
CÂU CHUYỆN HỒI GIÁO (phần 2)

Tiếp theo phần 1: 

6. Hồi giáo và Ấn giáo có cùng một nguồn gốc?

Chắc có lẽ nhiều người thấy người Hồi giáo và Ấn giáo có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dáng nên cho rằng hai đạo này có cùng nguồn gốc. Đây cũng là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ấn giáo hay còn gọi là Hindu giáo, Bà la môn giáo (Brahman) là một tôn giáo bắt nguồn từ Ấn Độ nhiều thế kỉ trước Công Nguyên. Ấn Độ giáo là đạo đa thần và thờ tượng thần trong đó thần Shiva và thần Vishnu được xem như là hai vị thần tối thượng sinh diệt và tạo ra thế giới. Ngoài ra, Ấn độ giáo còn thờ rất nhiều vị thần khác, trong đó có thần chim Garuda, thần rắn Naga, thần voi Ganesh, thần khỉ Hanuman và thần bò trắng. Tôn giáo có nhiều liên hệ mật thiết với Ấn độ giáo nhất là Phật giáo chứ không phải là Hồi giáo. Hồi giáo bắt nguồn từ bán đảo Ả Rập ở thế kỉ thứ 7, sau Ấn giáo rất lâu. Hồi giáo là tôn giáo độc thần, chỉ tôn thờ duy nhất  Allah và không thở tượng. Hồi giáo, Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo đều có chung niềm tin vào một Thượng Đế (Yahwei trong Do Thái giáo, Jehovah trong Cơ Đốc giáo và Allah của Hồi giáo), vào sự tạo ra thế giới và loài người của Thượng Đế (Sáng thế ký), các khải huyền của thiên sứ (người Hồi giáo đặc biệt tin vào thiên sứ Gabriel là người thông tin giữa Allah và loài người cho đến khi Mohammed xuất hiện). Do đó, kinh Coran của Hồi giáo, kinh thánh của người Do Thái và kinh Cựu Ước của Cơ Đốc giáo có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, Hồi giáo phủ nhận Jesus là con của Chúa Trời và là cầu nối duy nhất của loài người và Thiên Chúa. Theo đạo Hồi, nhà tiên tri Mohammed mới là sứ giả của  Allah còn Jesus chỉ là một trong rất nhiều những thiên sứ mà Chúa Trời gửi xuống trước đó.

7. Đạo Hồi chỉ mới xuất hiện gần đây ở các nước Trung Đông qua các tổ chức Taliban và IS?

Như đã nói ở trên, đạo Hồi tuy xuất hiện sau các tôn giáo lớn khác như Ấn giáo, Cơ Đốc giáo và Phật giáo nhưng cũng đã có mặt từ thế kỷ thứ bảy sau Công Nguyên, tính đến nay cũng hơn 14 thế kỷ. Chỉ có các tổ chức khủng bố Hồi giáo như Taliban ở Afghanistan, IS (Islamic State) ở Syria là xuất hiện gần đây với những cuộc chiến tàn bạo nhân danh tôn giáo. Hai nhóm khủng bố lớn này đều thuộc dòng Hồi giáo Sunni và lực lượng vũ trang Hồi giáo al-Qaeda mang tính cực đoan tôn giáo. Mục tiêu của hai tổ chức này là tiêu diệt những người ngoại đạo và thậm chí những người Hồi giáo khác ví dụ như người Hồi giáo dòng Shia. Những người đứng đầu các tổ chức này tự cho mình nhiệm vụ làm trong sạch hóa đạo Hồi khỏi ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và thiết lập một nhà nước Hồi giáo đúng nghĩa với những điều luật khắt khe trong kinh Coran. Những chiến binh tử đạo của các tổ chức khủng bố này được huấn luyện và tẩy não bằng những trích dẫn sai lạc từ kinh Coran cho rằng việc giết những kẻ không phải đạo Hồi là không có tội và cái chết cao cả nhất là được chết nhân danh  Allah, chính vì vậy họ không hề chùn bước khi thực hiện các hoạt động khủng bố nhất là khi nhắm vào các quốc gia phương Tây không theo đạo Hồi.

8. Ở Việt Nam có đạo Hồi không?

Dĩ nhiên là có. Người theo đạo Hồi ở VN hầu hết là người Chăm hậu duệ của đế quốc Champa (Chân Lạp hay Chiêm Thành cổ). Ở VN người Chăm sống ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận lại theo đạo Bà La Môn (Brahman) còn người Chăm hiện sống rải rác ở các tỉnh miền nam  và tp HCM là người Chăm theo Hồi giáo dòng Sunni chỉ khoảng vài chục nghìn người. Các thánh đường Hồi giáo (mosque) ở Sài Gòn có ở rất nhiều nơi ví dụ trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận, đoạn nằm giữa Trần Huy Liệu và Huỳnh Văn Bánh), đường Nguyễn Trãi quận 5, đường Trần Hưng Đạo quận 1 và đường Đông Du quận 1. Ngoài ra, các thành phố lớn trên cả nước đều có người Hồi giáo từ các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và các nước Nam Á như Pakistan, Bangladesh đến sinh sống và làm việc.

9. Có phải người Hồi giáo nào cũng hiếu chiến và tàn bạo?

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm của những người không hiểu gì về Hồi giáo lại thích bình luận vớ vẩn. Hồi giáo được chia làm ba dòng chính: dòng Sunni là dòng chính thống chiếm đến trên 80% dân số đạo Hồi, dòng Shia chiếm khoảng 18% và dòng Sufism (Hồi giáo khổ hạnh) chỉ chiếm 1-2%. Về giáo lý của đạo Hồi, cơ bản cũng như mười điểu răn của Cơ Đốc giáo có những điều luật rất tiến bộ và hợp đạo lý ví dụ: hiếu kính với cha mẹ, tôn trọng quyền của người khác, giữ mình khiêm tốn và trong sạch, không ngoại tình với vợ chồng người khác, thương xót và giúp đỡ người nghèo khổ, trẻ mồ côi, không rượu chè, không trộm cắp, không nói dối. Đặc biệt đạo Hồi, mặc dù chỉ tin vào  Allah là đức chúa trời duy nhất, nghiêm cấm việc phân biệt chủng tộc và tôn giáo. Người Hồi giáo không được phán xét hay phê bình người thuộc tôn giáo khác vì phán xét là quyền của chúa trời chứ không phải của con người. Trong chiến tranh, binh sĩ Hồi giáo được huấn luyện để chiến đấu dũng mãnh chống lại những kẻ ngoại đạo xâm lược nhưng được khuyến khích mở đức hiếu sinh, tha thứ và đối xử nhân đạo với tù binh và kẻ bại trận. Người Hồi giáo còn được khuyến khích tiết thực, tiết dục trong tháng Ramadan (tháng 9 trong lịch Hồi giáo) nhịn ăn vào buổi sáng và hạn chế quan hệ tình dục. Đàn ông Hồi giáo ít nhất một lần trong đời phải hành hương đến thánh đia Mecca (Ả Rập) với điều kiện họ phải tự túc lo mọi chi phí, không được xin xỏ vay mượn cũng như phải đảm bảo cho vợ con được đầy đủ sung túc trong thời gian mình đi vắng. Trên đường hành hương, người hành hương phải thực hiện bố thí và giúp đỡ những người cơ nhỡ. Rõ ràng nếu xét những tiêu chí trên, Hồi giáo là một tôn giáo có nhiều tư tưởng tiến bộ. Một số quốc gia Hồi giáo theo khuynh hướng dân chủ như Pakistan, Bangla Desh hay quốc gia siêu giàu Dubai không hạn chế một cách khắc nghiệt những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Thậm chí Pakistan đã từng có nữ thủ tướng là bà Benazhir Bhutto trong những năm 90. Những người bạn Hồi giáo tôi từng quen biết đều khá thân thiện, hiền lành và hòa đồng. Họ cũng ghét chiến tranh và những tội ác do con người gây ra.

Điều khiến cho Hồi giáo hiện nay bị hiểu là một cơn ác mộng đối với lịch sử nhân loại là cách thực hiện luật tôn giáo (fatwah) hà khắc của các quốc gia Ả Rập Xê Út. Những tội như ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân, đồng tính luyến ái hay trộm cắp vặt ở những quốc gia khác thường được xử rất nhẹ hoặc không được xem là tội thì ở các nước Hồi giáo, các tội này đều bị xử bằng những hình thức cực kì tàn bạo như :chặt đầu, chặt tay, ném đá cho đến chết. Ngoài ra đạo Hồi cũng không cho rằng giết những người phỉ bang đạo Hồi hay chống lại đạo Hồi là phạm tội sát nhân. Chính vì vậy những phần tử Hồi giáo cực đoan mới kích động những chiến binh tử đạo thường là còn rất trẻ và trình độ nhận thức rất thấp thực hiện hành vi khủng bố mà họ cho là vinh quang hoặc tàn sát dã man những người ngoại đạo.

10. Có phải người Hồi giáo nào cũng bịt mặt kín mít bằng khăn choàng đen?

Có lẽ do bị ám ảnh bởi hình ảnh các chiến binh IS hoặc Taliban mặc áo choàng đen bịt kín mặt chỉ chừa hai mắt mà chúng ta thường nghĩ rằng áo choàng đen bịt mặt là trang phục chính thống của đạo Hồi. Thật ra đó là áo choàng của người du mục Ả Rập dùng để bảo vệ mình dưới cái nóng của sa mạc để cơ thể khỏi bị mất nước cũng như bị bão cát làm thương tổn. Vì mục đích khủng bố và tuyên truyền, các chiến binh Hồi giáo cũng dùng trang phục như vậy để gieo rắc nỗi khiếp sợ. Trang phục truyền thống của người Hồi giáo phần lớn là áo dài màu trắng và quần trắng, khi làm lễ họ thường đội trên đầu một chiếc mũ nhỏ màu trắng. Những lúc đi làm ở công sở họ vẫn mặc Âu phục áo vest như thường. Đàn ông Hồi giáo qua tuổi dậy thì đều được khuyến khích để râu hoặc ít nhất là ria mép (như ở Palestine và Iraq thời Saddam Hussein). Trang phục nữ Hồi giáo thì có phần khắt khe hơn, trùm kín từ đầu đến chân, đặc biệt là không được lộ tóc ra ngoài trước mặt người lạ. Các quốc gia Ả Rập Xê Út phụ nữ khi ra ngoài phải che kín mặt. Pakistan, Bangla Desh hay các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, phụ nữ ra đường không nhất thiết phải đeo mạng che mặt. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ do ảnh hưởng của châu Âu nên phụ nữ ăn mặc khá thoải mái gần với phụ nữ phương Tây.

11. Còn những gì ta chưa biết về đạo Hồi?

a. Ngày nghỉ của đạo Hồi là thứ Sáu không phải Chủ Nhật.

b. Đàn ông đạo Hồi phải cầu nguyện năm lần một ngày và quay mặt về thánh địa Mecca (phương Đông).

c. Phụ nữ có thai và trẻ vị thành niên không cần nhịn ăn vào tháng chay Ramadan.

d. Kinh Coran được Mohammed soạn ra để điều chỉnh những sự giải thích lệch lạc về những lời răn của Chúa Trời trong Kinh Thánh Cơ Đốc và kinh Thánh Do Thái Giáo.

e. Phần lớn người Hồi giáo đều phản đối những hành động tàn bạo của Taliban và IS vì nó đi ngược lại nhiều điều răn của kinh Coran.

f. Trên cái đài truyền hình của những quốc gia Hồi giáo, kinh Coran sẽ được đọc vào giờ cầu nguyện mỗi ngày.

g. Pakistan và Bangla Desh vốn từng là lãnh thổ của Ấn Độ trước năm 1947. Sau đó vì lý do tôn giáo, hai quốc gia này tách ra riêng để trở thành hai quốc gia Hồi Giáo gọi là Đông Pakistan và Tây Pakistan với Ấn Độ nằm giữa. Năm 1971, Đông Pakistan tuyên bố ly khai và thành lập nước Cộng Hòa Hồi Giáo Bangla Desh.

h. Người Ấn Độ và người Pakistan khi nói chuyện vẫn có thể hiểu nhau vì ngôn ngữ nói của hai dân tộc này gần như là một. Nhưng khi viết, người Ấn dùng văn tự Hindi, còn người Pakistan theo Hồi giáo, sử dụng hệ thống chữ viết Ả Rập gọi là Urdu.

i. Diễn viên Mã Đức Hoa người thủ vai Trư Bát Giới trong bộ phim Tây Du Ký kinh điển mà chúng ta vẫn thường xem hoài không chán lại là người theo đạo Hồi vì ông là người gốc Duy Ngô Nhĩ. Để đóng một bộ phim về Phật giáo lại hóa thân làm heo là một sự hi sinh về nghệ thuật lớn. Mã Đức Hoa đã phải tạm gác tôn giáo qua một bên để hoàn thành vai diễn một cách xuất sắc. Điều đó cho thấy không phải người Hồi giáo nào cũng cực đoan.

ST